Tối ưu hóa Ubuntu 13.04 - Part 1 - Ubuntu Việt Nam

Latest

Friday, June 28, 2013

Tối ưu hóa Ubuntu 13.04 - Part 1

Sau một thời gian sử dụng, bạn cảm thấy Ubuntu không nhanh như lúc ban đầu, "nó có vẻ chậm" . Đó là bởi vì sau một thời gian sử dụng, bạn đã cài đặt nhiều ứng dụng và các ứng dụng này khi chạy đã chiếm một phần tài nguyên của máy.
Đối với các máy tính sở hữu cấu hình mạnh, có lẽ bạn không cần quan tâm đến tối ưu hóa Ubuntu. Nhưng với những máy tính với cấu hình tầm trung hoặc yếu, tối ưu hóa là rất cần thiết.
Phương châm: "Tối Ưu cho Ubuntu nhanh hơn, nhưng phải An Toàn".
Bài viết thực hiện trên Ubuntu 13.04, tuy nhiên bạn cũng có thể thực hiện trên các phiên bản khác.
1. Loại bỏ  hệ thống dịch vụ 'không cần thiết'


Ubuntu có rất nhiều dịch vụ hệ thống, có những vụ thực sự 'không cần thiết'. Remove (gỡ bỏ) những dịch vụ hệ thống là không an toàn. Vì vậy, bạn chỉ nên tắt (disable) các dịch vụ hệ thống.
Trước hết, hãy cài ứng dụng Bum

Open Terminal$run code:~$
sudo apt-get install bum

Cũng tại Terminal, chạy lệnh sau:
Open Terminal$run code:~$  gksudo bum

Danh sách một số dịch vụ nên tắt:
"openvpn" : Nếu bạn không sử dụng VPN để truy cập Internet.
"apport": Tắt cảnh báo lỗi Crash trên Ubuntu
"bluetooth":  Nếu bạn không sử dụng kết nối Bluetooth/ hoặc máy tính của bạn không hỗ trợ
"apci-support": Dịch vụ này chỉ hữu ích trên Laptop hoặc Desktop sử dụng bàn phím hỗ trợ phím chức năng (Fn, Volume Up+Down... )
"acpid": Nếu bạn sử dụng Desktop, chương trình quản lý năng lượng dành cho các hệ máy có Pin.
"bootlogd": Nếu bạn không quan tâm đến các tập tin LOG trong quá trình khởi động.
"cups*": Các dịch vụ giúp quản lý in văn bản (in đến trang bao nhiêu, máy in nào đang hoạt động), tắt ứng dụng này bạn vẫn sẽ in được văn bản hoặc nếu bạn không sử dụng máy in thì nên tắt nó. 
"vbox*": Các dịch vụ này chỉ xuất hiện sau khi cài đặt ứng dụng VitualBox, tắt nó đi cũng không ảnh hưởng đến ứng dụng này.

2. Loại bỏ các ứng dụng khởi động cùng hệ thống (Startup Application)
Trên Ubuntu 13.04, các ứng dụng mặc định yêu cầu khởi động cùng hệ thống đã ít hơn so với phiên bản 12.04 LTS. Một vài ứng dụng sau khi cài đặt, sẽ yêu cầu cần khởi động cùng hệ thống, do đó tài nguyên của máy tính sẽ giảm đi. Vì vậy bạn chỉ nên để các ứng dụng cần thiết khi khởi động cùng hệ thống.
- Mở Dash, chạy "Startup Applications"
- Bỏ check ở các ứng dụng không cần thiết. Như bạn thấy, tôi chỉ để 3 ứng dụng mà tôi thấy cần thiết.
Startup Applications on UbuntuUbuntu

3. Gỡ bỏ một vài ứng dụng hệ thống 
Một vài ứng dụng hệ thống có thể gỡ bỏ khỏi hệ thống một cách an toàn. Tuy nhiên, gỡ bỏ những ứng dụng này chỉ giúp bạn tiết kiệm từ 20MB đến 70MB RAM (theo tính toán chủ quan của tôi), vì vậy bạn nên cân nhắc cẩn thận :)).
* indicator-messages Biểu tượng tin nhắn trên Status Bar - đó là một biểu tượng nhỏ trên Status Bar cho phép bạn truy cập nhanh vào các ứng dụng xã hội khác nhau và các thiết lập tùy chỉnh (chẳng hạn như Gwibber, Empathy vv). Gỡ bỏ nó bằng dòng lệnh phía dưới và nếu bạn muốn cài lại chỉ cần thay thế "autoremove" = "install"


Open Terminal$run code:~$
sudo apt-get autoremove indicator-messages sudo apt-get autoremove telepathy-indicator

* Deja-dup
Deja-dup là ứng dụng tạo ra Backup File cho Ubuntu, nếu bạn không có ý định tao ra các Backup File thì bạn có thể gỡ bỏ nó bằng các đoạn lệnh phía dưới.

Open Terminal$run code:~$
sudo apt-get autoremove deja-dup

* Zeitgeist
Zeitgeist là ứng dụng hệ thống giúp quản lý và thống kê dữ liệu cho thanh Dash. Nó ghi lại lịch sử tập tin vừa sử dụng, vừa tạo và gần như mọi thao tác trên Ubuntu  (?). Tuy nhiên, nhiều người cho rằng tính năng thu thập dữ liệu của Zeitgeist hơi giống một phần mềm "gián điệp" và các hoạt động đó khiến Ubuntu chậm đi. Bạn có thể gỡ bỏ hoàn toàn ứng dụng này, hoặc sử dụng trình quản lý Zeitgeist-indicator trong bài viết này  để bật tắt tính năng thu thập dữ liệu cho Dash.

Open Terminal$run code:~$
sudo apt-get autoremove zeitgeist-core

* Ubuntu One:
Ubuntu One được cài đặt mặc định cùng hệ thống, tôi nghĩ nhiều người ở Việt Nam không thích dùng nó cũng bởi vì ở Việt Nam - Upload file lên server của One là tương đối chậm. Bản thân tôi vẫn dùng Ubuntu One - một tài khoản của One giúp tôi đăng nhập một số ứng dụng trên Ubuntu Store (đơn cử như Nitro - xem thêm tại đây - mục "tăng hiệu suất làm việc")
Tuy nhiên, hãy thử dùng Ubuntu One trước khi bạn gỡ bỏ nó, bạn sẽ tiết kiệm được từ 30Mb - 45Mb RAM

Open Terminal$run code:~$
sudo apt-get autoremove zeitgeist-core

4. Gỡ bỏ các gói file tạm thời trên Ubuntu
Trên lý thuyết, các file tạm thời giúp cho cho các ứng dụng chạy mượt mà hơn. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy, một số ứng dụng tạo ra số lượng file tạm thời lớn đôi khi là file có dung lượng lớn. Do đó hệ thống sẽ mất đi một lượng bộ nhớ trên ổ cứng và truy cập các file hệ thống trên ổ cứng vì vậy mà khó khăn hơn. Rõ ràng rằng điều đó làm Ubuntu chạy chậm. Dù sao, tạo và quản lý file tạm thời trên Ubuntu vẫn tốt hơn trên Windows nhiều lần. Chúng ta có thể gỡ bỏ an toàn các file tạm thời mà không làm ảnh hưởng đến ứng dụng/ hoặc cả hệ thống như trên Windows.
* Gỡ bỏ các gói đã cài đặt
Khi bạn cài đặt các gói ứng dụng trong Ubuntu sử dụng Ubuntu Store - hoặc các lệnh apt-get, Synaptic ... chúng đều tải về các gói và lưu trữ trong ổ cứng của bạn (cache) trước khi cài đặt. Một thời gian dài, chúng chiếm một lượng bộ nhớ tương đối lớn trên đĩa cứng. Mặc dù khác với 'lãng phí' không gian ổ cứng, nó sẽ không có tác động lớn đến hiệu suất của hệ thống. Tuy nhiên, quản lý và nâng cấp các gói ứng dụng sẽ gặp một số vấn đề (không nâng cấp được, gói ứng dụng bị lỗi). Để gỡ bỏ các gói này, chỉ cần 1 dòng lệnh duy nhất. 


Open Terminal$run coenade:~$
sudo apt-get clean

* Tự động gỡ bỏ các gói ứng dụng không cần thiết
Khi bạn cài đặt một số gói ứng dụng, ứng dụng cũng cài đặt các gói khác phụ thuộc (dependencies). Vì một số nguyên nhân, mà gói ứng dụng chính/phụ thuộc có thể không tương thích (bị lỗi, phiên bản cũ hơn so với phiên bản của hệ thống) và cần phải gỡ bỏ. Bạn cũng sẽ gặp trường hợp này khi bạn nâng cấp một gói Kernel mới, các kernel cũ sẽ được yêu cầu gỡ bỏ để tiết kiệm không gian ổ cứng.


Open Terminal$run coenade:~$
sudo apt-get autoremove


* Gỡ bỏ file tạm thời của ứng dụng
Các file tạm thời của ứng dụng có thể gỡ bỏ an toàn nếu bạn dùng BleachBit - ứng dụng này giúp bạn gỡ bở các file tạm thời mà không làm ảnh hưởng gì đến hệ thống. 



Sau khi cài đặt, bạn có thể mở BleachBit trên Dash - có hai lựa chọn BleachBit và BleachBit (as Root)
- lựa chọn Root chỉ phù hợp nếu bạn hiểu biết sâu về hệ thống Ubuntu, vì vậy tôi không khuyên bạn sử dụng nếu chưa hiểu rõ về hệ thống.
BleachBit- Clean Temporary File on Ubuntu
Mở BleachBit, đánh dấu check trên cột "Active" các mục mà bạn cần gỡ bỏ. Một số mục mặc định :
*APT: các gói cài đặt trên Ubuntu - có thể check hết.
*Chromium, Firefox, Google Chrome, Opera: các trình duyệt Web trên Ubuntu - nếu dánh dấu các Cookies và History bạn sẽ phải đăng nhập lại một trang Web nào đó.
*Bash: lịch sử các dòng lệnh chạy trên Terminal
*Deep_Scan: các file tạm thời của trình duyệt Web, file Backup, file thumb cho ảnh. Bạn nên check mục .Ds_Store và Thumbs.db
*Flash: các tập tin Flash khi truy cập các Website
*System: các file tạm thời của hệ thống, thường thì chỉ có thể gỡ bỏ khi bạn chạy phiên bản As Root

* Chống phân mảnh tập tin hệ thống
Các hệ điều hành nhân Linux được trang bị thuật toán tốt hơn để xử lý các tập tin phân mảnh và do đó họ không yêu cầu chống phân mảnh cho ổ cứng. Nhưng theo một số chuyên gia, những người đã thực hiện nghiên cứu sâu rộng, trong một số trường hợp, yêu cầu thứ hai chỉ đơn giản là không đúng sự thật. Và Ubuntu cũng nhận ra điều này, họ tích hợp vào hệ thống công cụ chống phân mảnh trên Ubuntu 13.04 là e4defrag(có lẽ đã xuất hiện từ phiên bản 12.04 LTS)

Để quét phân mảnh bạn dùng lệnh bêndưới, bạn có thể quét toàn hệ thống hoặc một thư mục. Ở đây tôi quét và phân mảnh trên thư mục HOME. Chống phân mảnh sẽ giúp truy cập các file hệ thống nhanh hơn, do đó cải thiện tốc độ Ubuntu.

Open Terminal$run coenade:~$
sudo e4defrag -c ~/


Đề chạy phân mảnh thay "-c" bằng "-v"

Open Terminal$run coenade:~$
sudo e4defrag -v ~/


e4defrag run on Ubuntu 13.04
[End Part 1

3 comments:

  1. các bài viết rất hay và có ích cho những người mới dùng ubuntu lẫn người đã dùng ubuntu lâu năm.ủng hộ và chúc blog bạn ngày càng phát triển

    ReplyDelete
  2. Cảm ơn vì đã chia sẽ :D

    ReplyDelete
  3. Rất hay. Cám ơn bạn. Tớ chuyển qua dùng Ubuntu 13.10 - 64bit được 2 ngày. Thấy cũng hay hay. Không biết tớ hỏi, hy vọng các bạn giúp đỡ

    ReplyDelete

Sponsor