8 việc cần làm sau cài Ubuntu 13.10 - p1 - Ubuntu Việt Nam

Latest

Friday, November 29, 2013

8 việc cần làm sau cài Ubuntu 13.10 - p1

Ubuntu 13.10 đã được phát hành và nếu bạn đã nâng cấp lên phiên bản này, bạn có thể thực hiện 8 việc hữu ích cho máy tính của bạn.
1. Cài đặt thêm một số AppIndicators (applet)
   AppIndicators là gì ? - AppIndicators hay Applet là các tiện ích được tích hợp vào thanh Memu của Ubuntu và thể hiển thị một số thông tin hoặc đóng vai trò như cửa sổ truy cập nhanh vào ứng dụng chính. Có rất nhiều Applet, bạn có thể tìm và cài đặt trên Ubuntu Software Center.
   Để phù hợp với khuôn khổ bài viết, tôi sẽ giới thiệu qua 5 Applet phổ biến.
System Load Indicator
Đây là tiện ích hiển thị % sử dụng CPU, bộ nhớ, tốc độ mạng internet, lưu lượng internet, thông tin không gian ổ cứng và một vài thông tin khác. Bạn có thể cài đặt qua Ubuntu Store:


Hoặc sử dụng:

sudo apt-get install indicator-multiload

System Indicator
System Indicator



Cpufreq Indicator
   Là tiện ích thay đổi tần số sử dụng CPU. Bạn có thể giảm hoặc tăng tần số sử dụng CPU cho phù hợp công việc, đây là applet rất hữu ích vì nó giúp cải thiện thời gian dùng pin trên Laptop của bạn. Bạn có thể cài đặt qua Ubuntu Store:

Hoặc sử dụng:

sudo apt-get install indicator-cpufreq

Cpufreg Ubuntu
Cpufreg Ubuntu

My Weather Indicator
   Bạn là người luôn di chuyển và quan tâm đến thời tiết hàng ngày. Vậy thì bạn nên cài đặt tiện ích này, nó sẽ sử dụng dữ liệu thời tiết từ: OpenWeatherMap, Yahoo, Wunderground và World Weather Online để thông báo chính xác nhất thời tiết trong 5 ngày tiếp theo. Sử dụng lệnh sau để cài đặt:


sudo add-apt-repository ppa:atareao/atareao
sudo apt-get update
sudo apt-get install my-weather-indicator

Weather Forecast Indicator
Weather Forecast Indicator

Variety
Variet - change wallpaper automatic
Variet - change wallpaper automatic

   Đây là tiện ích rất hay dành cho các bạn yêu thích hình ảnh, hay nói đúng hơn là thay đổi Wallpaper trên máy tính. Variety sẽ tự động tải và thay đổi hình nền máy tính của bạn, bạn có thể đặt thời gian để thay đổi hình nền theo từng phút. Có rât nhiều trang web cung cấp Wallpaper miễn phí, chỉ cần lấy địa chỉ và thêm vào Variety, sau đó ứng dụng sẽ tự động phân tích và lấy về các hình nền phù hợp cho bạn. Hoặc bạn có thể xem trước các Wallpaper mà không cần mở trang web đó lên để tìm hình ảnh.


sudo add-apt-repository ppa:peterlevi/ppa
sudo apt-get update
sudo apt-get install variet

Diodon
Diodon
Diodon

Diodon là tiện ích quản lý Clipboard, không đơn thuần là quản lý những đoạn text bạn copy mà Diodon sẽ giúp bạn quản lý cả những file, những hình ảnh đã copy.


sudo apt-get install diodon diodon-plugins

2. Tweak Unity
   Unity Tweak Tool là ứng dụng bạn nên có trong mỗi phiên bản Ubuntu. Đã nhiều lần tôi nói về nó, đây là ứng dụng cho phép tinh chỉnh Ubuntu với chức năng: cho phép ẩn hiện thanh launcher, căn đều cửa sổ, thay đổi font, tinh chỉnh Dash ...

sudo apt-get install unity-tweak-tool

3. Tinh chỉnh riêng tư
   Giao diện Unity đi kèm với DASH, hệ thống quản lý đặc biệt của Ubuntu. DASH thay thế các ứng dụng tìm kiếm file đơn lẻ, nó quản lý các ứng dụng và các file trên máy tính của bạn. Bên cạnh đó nó còn hiển thị thông tin tìm kiếm trực tuyến như Âm nhạc, Kết quả sản phầm mua sắm từ Amazon, file trên Google Drive, hình ảnh và status của bạn bè trên mạng xã hội Google Plus & Facebook & Twitter.
   Nhưng đôi lúc, lượng thông tin nhiều được cung cấp khiến bạn "bội thực". Ngoài ra việc tạo ra nhiều thông tin sẽ khiến DASH yêu cầu nhiều tài nguyên hơn, máy bạn chậm hơn. Tuy nhiên, bạn có thể tinh chỉnh DASH. Hãy mở System Setting, vào mục Privasy, trong tab Files&Applications sẽ cho bạn lựa chọn sẽ hiển thị gì trên Dash.
   Bạn cũng có thể sử dụng Zeitgeist để quản lý DASH tốt hơn, Zeitgeist sẽ hiển thị như một Applet do đó bạn có thể tắt/mở việc ghi lại các log tìm kiếm và việc tìm kiếm kết quản trực tuyến.


4. Cho phép sử dụng card rời trên hệ thống với đồ họa Hybrid
   Ubuntu có một vấn đề đó là việc nhận dạng và cài đặt trình quản lý các card đồ họa rời rất kém. Đôi lúc, tôi không hiểu lí do gì mà hệ điều hành không thể nhận card rời. Nhiều lần cài đặt Ubuntu, cứ gặp vấn đề về card đồ họa là tất cả trên màn hình chỉ là "một màu đen quyến rũ".
   Kinh nghiệm sử dụng cho thấy, không phải lúc nào cũng cần sử dụng card đồ họa để làm việc. Card onboard cũng đã đủ cho một số công việc. Bên cạnh đó, card đồ họa không tương thích Ubuntu là một trong những nguyên nhân chính khiến các máy tính xách tay chạy Ubuntu bị mất năng lượng nhanh nhất. Nếu bạn đang sư dụng Ubuntu cho máy tính xách tay mà gặp hiện tượng máy nóng và bị hết pin nhanh, tôi khẳng định 70% là do card đồ họa.
   Để tiết kiệm năng lượng, công nghệ đồ họa Hybrid ra đời: cho phép chuyển đổi tự động từ sử dụng card đồ họa chuyên dụng sang sử dụng CPU và VGA onboard. Nó giống như: bạn có một món hàng 300kg (công việc cần thực hiện) chỉ cần 5 con ngựa để kéo nó (VGA và CPU onboard) nhưng bạn đã sử dụng 12 con ngựa (Card đồ họa rời) và phải mất đi năng lượng của 7 con ngựa cho công việc đáng ra chỉ cần 5 con ngựa là đủ.
   Và chúng ta cũng có thể sử dụng công nghệ đồ Hybrid trên Ubuntu.
Nvidia Price for Ubuntu
Nvidia Price for Ubuntu

   Để quản lý các card đồ họa rời, chúng ta thường dùng Bumblebee. Tuy nhiên, trong Ubuntu 13.10 có cung cấp một gói chương trình "nvidia-prime", cho phép card đồ họa Nvidia Optimus trên hệ thống. Nhưng bởi vì tôi nâng cấp từ 13.04 lên 13.10, mà trước đó tôi sử dụng Bumblebee nên để trải nghiệm Ndivia-Prime, tôi phải gỡ bỏ Bumblebee.
Chú ý: chỉ thực hiện khi bạn sử dụng LightDM và bạn có kinh nghiệm sử dụng Ubuntu trong khắc phục vấn đề card đồ họa.

sudo apt-get purge bumblebee* bbswitch-dkms

Sau đó cài đặt:

sudo apt-get install nvidia-319 nvidia-settings-319 nvidia-prime

Để phục hồi bạn chỉ cần gỡ bỏ:

sudo apt-get remove nvidia-319 nvidia-settings-319 nvidia-prime

Khởi động lại máy tính và trải nghiệm các thay đổi.
Ngoài card Nvidia, đối với card đồ họa của AMD, bạn có thể sử dụng đồ họa Hybrid bằng cách cài đặt gói sau.

sudo apt-get install fglrx fglrx-pxpress

Khởi động lại máy tính và xem xét sự thay đổi.

No comments:

Post a Comment

Sponsor